Top 10 Các Vấn Đề Răng Miệng Thường Gặp

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-1-e1590570595617

Lười, không giữ vệ sinh, đồ ăn có mùi hăng hoặc do bị bệnh… đều là những lý do chính dẫn đến tình trạng răng miệng không tốt. Dưới đây là top 10 vấn đề răng miệng thường gặp nhất và chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh để giữ gìn hàm răng chắc khoẻ sáng bóng hơn:

1. Hơi thở “có mùi lạ”

Ít người biết, hôi miệng cũng có tên khoa học gọi là halitosis. Hôi miệng cũng là lý do khiến không ít người phải “đỏ mặt” hoặc “bịt mũi” khi giao tiếp. Đôi khi đây cũng là nguyên nhân của các cuộc tình đổ vỡ.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-1-e1590570595617

Theo một thống kê về răng miệng, khoảng 85% người thường xuyên “có mùi lạ” trong hơi thở mắc các bệnh về răng miệng. Một số nguyên nhân có thể kể tên bao gồm: nướu răng, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng, vi khuẩn trên lưỡi…

2. Sâu răng

La một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp, nguyên nhân là do sự thiếu chăm sóc răng miệng kết hợp với sự “nhiệt tình” của các vi khuẩn khiến cho men răng bị ăn mòn và gây sâu răng.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-2-e1590570616347

Nếu bạn thấy răng có dấu hiệu sâu răng (có điểm trắng đục hoặc vàng nâu), đừng chần chừ và hãy đến gặp nha sĩ ngay. Nếu để lâu và răng bị sâu nghiêm trọng, có thể sẽ phải xử lý nội nha (chữa tủy).

3. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người bệnh như: gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-3-e1590570638402

Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Và hiển nhiên là, sử dụng răng giả chắc chắn sẽ không làm nhan sắc của bạn lộng lẫy thêm chút nào đâu.

4. Vôi răng

Những mảng vi khuẩn dưới dạng vôi hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng – chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi vôi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-4-e1590570661229

Các mảng bám này, ngoài gây ra những tác nhân sâu răng, còn làm cho răng bạn xỉn và ố màu.

5. Co rút lợi

Độ dày của lợi là do di truyền, nhưng nếu bạn mắc phải các chứng bệnh về lợi, chắn chắn lỗi là do bạn. Đánh răng quá mạnh hay ít khiến cho lợi của bạn bị bào mòn dần đi, Robert W. Gerlach – Giám đốc nha Khoa P&G Global Oral Care cho biết.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-5-e1590570682653

Hơn nữa, tuổi tác sẽ làm cho tuyến nước bọt của bạn hoạt động ít đi, làm tăng khả năng các vi khuẩn làm hại đến lợi.

6. Khô miệng

Là tình trạng thiếu nước bọt gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng: khô trong miệng, có vết loét hoặc nứt da ở các góc miệng, nứt môi, hơi thở hôi, khó nói, nuốt, viêm họng, cảm giác thay đổi hương vị, …

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-6-e1590570703735

Khô miệng có thể bắt nguồn từ việc dùng các loại thuốc điều trị ung thư, trầm cảm và lo âu, thuốc cao huyết áp, hoặc do lão hóa, hút thuốc lá. Ngáy và thở bằng miệng mở cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

7. Nấm miệng

Thường là do nấm Candida gây nên. Nấm Candida tích tụ trên niêm mạc miệng, có màu trắng thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo ra.

top-10-cac-van-de-rang-mieng-thuong-gap-7-e1590570735575

Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amidan hoặc sau cổ họng. Đối với người đang khỏe mạnh thì nấm miệng là một vấn đề nhỏ, nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.

8. Viêm nướu

Viêm nướu là bệnh dễ mắc phải do thường xuyên ăn vặt và không đánh răng trước khi đi ngủ. Nếu nướu răng của bạn sưng phồng lên, đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, thì bạn đã bị viêm nướu.

vì sao phải cạo vôi răng khi bị viêm nướu

Nguyên nhân ra do nhiều mảng bám kèm với vi khuẩn phát triển trên đó đã bám vào răng lâu dài mà không được đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch.

9. Viêm loét miệng

Nếu bị viêm loét miệng thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó chịu trong việc nhai thức ăn. Bệnh thường tự lành sau 7 – 10 ngày, nhưng sẽ dễ bị tái đi tái lại.

Các vết loét ở miệng thườnglà những vết sưng trắng nhỏ hoặc những vết loét có viền đỏ và dễ bị nhầm lẫn với loét mụn rộp do virus Herpes gây ra. Điểm khác là các vết loét chỉ xảy ra bên trong miệng, còn loét mụn rộp thường xảy ra cả bên ngoài miệng.

10. Nhạy cảm ngà (Ê buốt răng)

Thói quen ăn nóng uống lạnh, hay ăn đồ chua ngọt vô tội vạ là nguyên nhân chính gây ra việc ê buốt răng. Lý do là do sự lộ lớp ngà bao bọc dây thần kinh, hoặc là do mất lớp men răng hoặc do tụt nướu. Các cơn đau thường đột ngột và giảm dần trong khoảng thời gian ngắn.

Nhìn chung, hầu như tất cả các vấn đề răng miệng trên đều bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Phương pháp tối ưu nhất là hãy tập thói quen đánh răng đúng cách, có chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng phù hợp.

Bên cạnh đó các bạn cũng cần phải thường xuyên khám nha khoa định kỳ để lấy sạch vôi răng cũng như bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng hơn tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Hotline: 0914553828
Chat Messenger Zalo: 0935.300.981