Công nghệ khiến răng tự mọc lại sau khi rụng: Tin được không?

hinh-anh-cong-nghe-rang-tu-moc-co-hoi-cho-nguoi-mat-rang-1

Nếu thí nghiệm trên động vật về công nghệ khiến răng tự mọc lại sau khi rụng cho kết quả khả quan, thì sắp tới đây, chúng ta có thể “nuôi” một chiếc răng mới ngay trên nướu của mình! Tưởng chừng vô lý nhưng đây lại là sự thật!

Cuộc thí nghiệm thành công trên những loài động vật

Theo báo cáo nghiên cứu được công bố vào nhiều tháng trước trên Tạp chí Science Advances, các nhà khoa học tại Đại học Kyoto và Đại học Fukui tại Nhật Bản đã phát triển ra một phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng có thể giúp cơ thể chúng ta mọc răng mới. Nếu những thử nghiệm trong thời gian tới cho kết quả tích cực, đây có thể là phương pháp giúp con người mọc lại những chiếc răng đã mất dù đã trưởng thành hay trẻ em mắc chứng thiểu năng bẩm sinh.

Đây thực sự là một thử thách lớn đối với các nhà khoa học. Theo các thông cáo báo chí của nhóm nghiên cứu, các gen tác động đến sự phát triển của răng cũng tác động sâu rộng đến sự phát triển của cả cơ thể. Trước khi các nhà khoa học có thể tự tin công bố kết quả đạt được, những thử nghiệm đầu tiên trên chuột đã gây ra nhiều dị tật bẩm sinh.

hinh-anh-cong-nghe-moi-rang-tu-moc-1

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc chặn một gen có tên USAG-1 sẽ làm tăng hoạt động của protein tạo hình xương (Bone Morphogenic Protein – BMP), một cơ chế xác định số răng sẽ mọc và cho phép những chú chuột trưởng thành mọc lại bất cứ lúc nào.

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ trường đại học Columbia, đứng đầu là Tiến sĩ Jeremy Mao đã thực hiện triển khai thí nghiệm trên 22 cá thể chuột. Họ tiến hành cấy nhân tố kích thích sinh trưởng vào miệng của những con chuột này và quan sát về quá trình sau đó. Chỉ sau khoảng 9 tháng các vật liệu xương đã được tái tạo, hợp nhất lại với nhau thành một hệ thống nhất có cấu trúc giống răng.

Thí nghiệm thành công cũng là dấu mốc cho sự kiện lần đầu tiên về mặt giải phẫu học, răng được tái tạo trong cơ thể sống nhờ vào tế bào gốc. Đối với cơ thể người, những tế bào hoạt động sau khi cấy ghép vào hàm sẽ tạo thành một giá đỡ 3 chiều, liên kết với các mô nướu xung quanh chân răng và dần phát triển thành tình trạng ăn khớp với vị trí của nó. Việc này tạo ra sự đồng bộ trên cả khuôn hàm và mầm răng này sẽ sẵn sàng cho sự thay thế chiếc răng thật trong trường hợp bị gãy rụng do tuổi tác hay yếu tố khác. Và đặc biệt, trên cơ thể người thì quá trình tái tạo này chỉ mất 9 tháng.

Cơ hội mới cho người mất răng 

Trước đây, những người mất răng chỉ có 2 lựa chọn là trồng lại răng mới bằng implant hoặc chấp nhận sống chung với lỗ hổng trên khuôn hàm suốt đời và đối mặt với các nguy cơ về tiêu xương răng hay ăn nhai bất tiện. Nếu nghiên cứu này thành công, con người sẽ thoát được những áp lực đè nặng khi mất răng. Sớm hay muộn thì thí nghiệm trên cơ thể con người cũng sẽ được tiến hành và nếu thành công thì đây chắc chắn là bước tiến thành công trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.

Phương pháp này còn ưu việt hơn trồng răng vì chứng ít gây tốn kém, đồng thời không gây ra đau nhức trong quá trình thực hiện. Một ưu thế vượt trội khác chính là độ bền chắc cũng như khả năng ăn nhai. Vì sử dụng tế bào răng thật nên chúng không xảy ra tình trạng bong bật hay gây vỡ thân răng, sứ cảm biến thức ăn cũng tốt hơn so với răng giả.

Trưởng nhóm nghiên cứu Takushi Tsuj cho biết: “Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ em gặp vấn đề về răng do bệnh tật như sứt môi hay hội chứng Down. Trong tương lai, chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ tế bào gốc để phát triển hơn nữa các mầm răng, dù hiện tại việc nuôi cấy như vậy là chưa khả thi.

Hotline: 0914553828
Chat Messenger Zalo: 0935.300.981