Chải răng và làm sạch kẽ răng mỗi ngày rất quan trọng bởi vì nó giúp chải sạch các mảng bám. Nếu các mảng bám này không được chải sạch, nó tiếp tục bám vào răng, làm cho răng bị phá hủy và gây ra bệnh nha chu.
Khi bạn ăn thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, vi khuẩn trong những mảng bám tiết ra acid tấn công men răng. Tính kết dính của mảng bám giữ cho những acid này bám chặt vào răng. Việc này diễn ra nhiều lần, làm cho men răng bị phá hủy tạo nên những lỗ sâu răng.
Mảng bám có thể đông cứng lại được, được gọi là calculus hay còn có một tên gọi khác nữa là vôi răng. Khi vôi răng được hình thành gần đường nướu, các mảng bám ở bên dưới tiết ra độc chất làm cho nướu bị viêm. Nướu bị kéo về phía chân răng và những lỗ trống sẽ bị nhiễm trùng.
Nếu bệnh viêm nướu không được điều trị kịp thời, xương nâng đỡ răng bị phá hủy và có thể bị mất răng. Bệnh nha chu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành dẫn đến phải làm hàm giả, cầu răng hoặc Implant.
Do đó, việc chải răng và làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn giữa các kẽ răng rất quan trọng. Khi việc này bị ngưng lại, nướu răng bị sưng và bị nhiễm trùng. Nếu bạn xem nhẹ các mảng bám thì nó có thể phát triển thành vôi răng, khi đó thì phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Các cuộc hẹn với bác sĩ phải được duy trì thường xuyên để răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất nếu nó cần phải như vậy.
Bệnh nha chu có những dấu hiệu đặc trưng như là nướu bị sưng đỏ, hay bị chảy máu răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nhiều người được báo động khi họ chú ý đến việc chảy máu này và sau đó họ đánh răng thường xuyên. Việc duy trì thói quen này rất quan trọng để chống lại tình trạng trên.
Tốt nhất nên chọn loại bàn chải đánh răng thích hợp. Đối với người lớn thì nên chọn những loại bàn chải có kích cỡ nhỏ đến trung bình có lông bàn chải mềm. Đầu bàn chải nhỏ đủ để nó có thể chải tới mọi nơi trong miệng đặc biệt là ở phía trong, những nơi này rất khó để làm sạch. Trẻ em cần sử dụng những bàn chải nhỏ hơn, cũng với lông bàn chải mềm.
Hiện nay, có nhiều loại bàn chải chuyên dụng. Đối với những người có răng nhạy cảm có thể sử dụng những loại lông bàn chải mềm hơn. Cũng có loại đầu bàn chải nhỏ hơn dành cho người sử dụng răng tạm thời. Một vài người cảm thấy rất khó khăn để giữ bàn chải như là người bị bệnh Parkinson (bệnh đãng trí ở người già), hoặc người không có khả năng điều khiển cơ thể. Hiện nay có loại bàn chải với tay cầm lớn, đầu bàn chải nhỏ làm cho việc sử dụng chúng trở nên dễ dàng hơn.
Bàn chải đã bị mòn không thể chải sạch răng nhưng nó có thể làm cho nướu bị tổn thương. Tốt nhất nên thay bàn chải mỗi 2 đến 3 tháng 1 lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị mòn.
Chải sạch mảng bám và những vụn thức ăn ở bên trong, bên ngoài và mặt nhai. Có một số phương pháp giúp chải sạch mảng bám một cách hiệu quả.
Đặt đầu bàn chải tỳ vào răng, tạo thành một góc với nướu. Di chuyển bàn chải theo vòng tròn một vài lần trên tất cả bề mặt răng.
Chải mặt ngoài của răng hàm trên, hàm dưới, giữ cho lông bàn chải tỳ vào đường viền nướu.
Chải giống như vậy đối với mặt trong của răng.
Chải sạch mặt nhai
Chải sạch mặt trong của răng cửa, đặt bàn chải nằm nghiêng, xoay đầu bàn chải theo vòng tròn.
Chải sạch lưỡi giúp loại bỏ vi khuẩn và làm hơi thở thơm tho.
Chải sạch răng với bàn chải và nước súc miệng tối thiểu 2 lần một ngày hoặc nhiều hơn nếu bác sĩ yêu cầu. Nếu bạn bị chảy máu hoặc khó chịu sau khi đánh răng thì nên đến phòng nha cho bác sĩ kiểm tra lại.